5 mẹo giúp không gian chuẩn công thái học

5 mẹo giúp không gian chuẩn công thái học

1. Tìm góc ngồi tự nhiên

Hãy làm thử nghiệm sau: Đẩy ghế ra xa một chút và ngồi xuống thoải mái với chân chạm đất và tay đặt lên đùi. Sau đó đảm bảo phần vai được thoải mái. Việc này có thể khá giống khi ngồi trong xe hơi. Bạn sẽ thấy lưng không quá thẳng, có không gian để phần lưng nở ra khi hít sâu . Đây gọi là “nature posture” (tạm dịch là tư thế tự nhiên).

Bạn nên ghi nhớ tư thế này. Có thể sẽ khá khó với một số người nếu từ nhỏ họ đã quen với việc phải “ngồi  thẳng lưng” và “ưỡn ngực”.  Điều này làm phần xương cụt bị lùi vào trong lâu ngày sẽ gây khó chịu. Và với việc ghi nhớ được góc ngồi này, bạn có thể bắt đầu xây dựng một setup công thái học xoay quanh và hỗ trợ nó.


Tìm được góc ngồi hợp lý là 1 phần trong việc tạo setup công thái học

2 Cao độ và góc nghiêng của thiết bị ngoại vi

Bên cạnh góc ngồi tự nhiên, vị trí bàn phím và chuột là yếu tố quan trọng kế tiếp. Nên đặt bàn phím và chuột để góc tạo bởi cẳng tay và bắp tay phải thấp hơn 90 độ. Bằng cách này, bạn giúp tay đỡ mệt và mỏi khi dùng bàn phím trong thời gian dài. 

Sử dụng bàn phím Logitech ERGO K860 và chuột Logitech Vertical Mouse là một giải pháp

Cao độ: Bàn phím thường nên đặt từ 5-10 cm phía trên đùi. Thường sẽ có một ngăn nhỏ bên dưới mặt bàn để hạ thấp cao độ của bàn phím. Nếu để theo cách truyền thống, thì phần bàn tay sẽ bị “rướn” lên cao, dẫn đến tì cổ tay xuống mặt bàn để tựa. Như vậy lâu ngày sẽ tạo vết thâm ở phần cổ tay và gây mỏi.

Nghiêng: Nếu bạn đã để bàn phím thấp hơn mặt bàn. Thì bàn phím còn nên nghiêng “ngược” và xuôi với chiều của đùi. Như vậy, bàn tay sẽ không bị vặn ngược lên trên. Tuy nhiên làm như vậy sẽ đòi hỏi bạn phải nhớ vị trí phím vì như vậy khá khó để nhìn mặt chữ trên bàn phím. Nếu không thể nghiêng bàn phím theo hướng đó, thì bạn cũng không nên dùng các nấc tăng độ cao bàn phím đi kèm.

Sử dụng kê tay là một cách để tạo độ nghiêng và độ cao phù hợp

Vị trí: Bàn phím nên đặt sao cho phím space nằm giữa 2 ngón tay cái. Bạn nên tránh mua bàn phím fullsize (có numpad). Vì phần numpad sẽ đẩy phần chữ lệch qua bên trái, khi chỉnh lại về giữa sẽ gây khó chịu. Khi này numpad chiếm mất 1 phần lớn không gian di chuột rồi. Thay vào đó bạn nên cân nhắc bàn phím TKL (75%) hay bàn phím 65% và 60%. Cùng với một bàn phím numpad riêng đặt bên trái để nhập số cho mọi nhu cầu khác. 

Vị trí chuột thì nên đặt sao cho khi bạn bắt đầu sử dụng, cẳng tay thẳng hàng với vai. Tất nhiên vị trí phím chuột này không áp dụng với một số trường hợp khác. Ví dụ như game thủ (cần một không gian “vẩy” chuột lớn, sẽ đẩy bàn phím lệch hẳn về cạnh trái bàn). Hay music producer (có phần đàn MIDI đặt ở ngăn dưới mặt bàn rồi). 

Không gian lia chuột rộng rãi, thoải mái

3. Vị trí màn hình

Bạn nên và chỉ nên đặt một màn hình chính ở giữa tầm mắt của bạn thôi. Các màn hình phụ đặt ở một hoặc hai bên. Có khá nhiều người mới bắt đầu setup, họ có hai màn hình, nên họ đặt cân đối với nhau. Với cách làm sai đó, thứ ta thấy đầu tiên chỉ là hai dải viền màn hình nằm ngay chính giữa tầm nhìn của bạn. Và chắc chắn bạn sẽ có một màn hình là “màn hình chính”. Khi này việc phải liên tục xoay đầu để nhìn qua màn hình chính đó sẽ gây mỏi cổ. 

Sử dụng các sản phẩm Arm đỡ màn hình là một giải pháp để bạn thiết lập góc Setup màn hình chuẩn công thái học.

Xem thêm sản phẩm tay đỡ màn hình

Nói về khoảng cách và độ cao của màn hình, có một số cách để bạn có thể đo được nó. Ví dụ như bạn giơ thẳng cánh tay lên và nếu ngón tay bạn vừa chạm màn hình, thì nó “vừa chuẩn”. Điều này cũng có thể áp dụng với màn hình phụ, đèn bàn, vân vân. Những thứ nằm ngoài “tầm với” của bạn phải là những vật dụng bạn ít khi sử dụng. Phần không gian kệ / tủ đó chỉ có tác dụng lưu trữ thôi.

Về độ cao màn hình, có một mẹo khá hay đó là: Bạn nhắm mắt lại, xoay cổ vài lần, và khi bạn mở mắt ra. Khi điểm ở giữa mắt bạn nếu chỉ nằm dưới thanh địa chỉ web trên trình duyệt một chút thì màn hình của bạn đạt độ cao chuẩn rồi đó.

Một màn hình chính và các màn hình phụ đặt kế bên

4. Ghế văn phòng

Nghĩ lại về tư thế tự nhiên khi nãy, với phần xương cụt hở ra ngoài một chút, và xương sống nằm ở một góc cong nhẹ. Bạn nên tìm cho mình một chiếc ghế hỗ trợ tốt phần 5 đốt sống thắt lưng (Lumbar) và phần còn lại tùy thuộc vào sở thích của bạn. Ngoài ra, độ sâu của một chiếc ghế tốt đó là khi bạn ngồi vào, còn có thể để vừa một nắm tay vào giữa cạnh ghế và phần sau đầu gối của bạn.

Ngồi ghế công thái học đem lại cảm giác làm việc thoải mái hơn

Một chiếc ghế tốt cũng nên có độ cao mà bạn không phải đu đưa chân, nếu như vậy làm bạn quá thấp so với mặt bàn, bạn nên có thêm một đồ kê chân. Việc để chân đu đưa đặt áp lực cho phần đùi của bạn và sẽ gây tê chân khi ngồi lâu.

Xem thêm về ghế công thái học Epione Easy Chair

Chiếc ghế công thái học Epione Easy Chair 

5. Đứng lên và đi lại một chút

Để giữ vững hiệu suất làm việc liên tục trong môi trường văn phòng, điều khuyến cáo là nên đứng dậy và đi lại một chút sau khoảng 1 tiếng làm việc. Có rất nhiều ứng dụng trên điện thoại hay máy tính có thể nhắc nhở bạn điều này. Dù sao thì, vận động thể chất vẫn là yếu tố tiên quyết cho sức khỏe văn phòng.

Vận động thường xuyên cũng là chìa khóa cho sức khỏe văn phòng

Tổng kết

Trên đây là 5 mẹo cho không gian làm việc mang "chất" công thái học hơn. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích trong việc xây dựng một góc setup không chỉ đẹp mà còn có lợi cho sức khỏe của bạn.

Nguồn: Epionelab