TAY CẦM CHƠI GAME KHÔNG DÂY HAY CÓ DÂY, LỰA CHỌN NÀO TỐT HƠN?
-
Người viết: Trường Lâm
/
I. Lịch sử phát triển và hình thành tay cầm chơi game
1. Tay cầm chơi game là gì?
2. Sự phát triển của tay cầm
II. Tay cầm chơi game có dây và không dây đâu là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho game thủ?
III. Nên cân nhắc trong việc lựa chọn
1. Mục đích sử dụng
2. Loại game thường chơi
3. Môi trường chơi game
4. Ngân sách
IV. Top dòng sản phẩm tay cầm có dây và không dây
1. Tay cầm có dây
1.1. Tay cầm Gamepad MARVO GT 007 USB
1.2. Tay cầm Gamepad Logitech F310
2. Tay cầm không dây
2.1. Tay Cầm Chơi Game - E-Dra EGP7601
2.2. Tay cầm chơi game MSI Force GC30 V2
V. Địa chỉ bán hàng uy tín
Kết luận
FAQs
Trong thập kỷ qua, công nghiệp ngành game đã không ngừng phát triển vượt bậc. Từ những trò chơi điện tử game thùng 2D cơ bản, chúng ta đã chứng kiến sự trở nên sống động và thực tế của các tựa game 3D được nâng cấp hiện đại từ dòng game 2D cơ bản. Và để giúp chúng ta tận hưởng trải nghiệm chơi game tốt nhất, việc lựa chọn tay cầm chơi game phù hợp là 1 yếu tố vô cùng quan trọng. Vậy bạn đã biết cách lựa chọn tay cầm như thế nào? Cách chọn tay cầm dựa vào các yếu tố từ hiệu năng đến chất lượng sử dụng sản phẩm, còn chần chờ gì nữa hãy cùng Tmins khám phá qua bài viết sau nhé!
I. Lịch sử phát triển và hình thành tay cầm chơi game
1. Tay cầm chơi game là gì?
Lúc ban đầu, vào những năm 1970, tay cầm chỉ là một cần điều khiển đơn giản, giúp người chơi di chuyển thanh trượt trên màn hình trong trò chơi Pong. Tuy nhiên, sự đổi mới nhanh chóng của công nghệ đã đẩy nhanh quá trình tiến hoá của chúng.
Vào thập kỷ 1980, khi Nintendo ra mắt NES, thế giới đã chứng kiến sự xuất hiện của tay cầm D-pad, giúp người chơi dễ dàng điều khiển hướng di chuyển của nhân vật. Không lâu sau đó, Sony và Microsoft cũng gia nhập cuộc đua với những thiết kế tay cầm tiện nghi và đa chức năng của mình.
Lịch sử hình thành tay cầm chơi game
Thập kỷ 1990 và 2000 chứng kiến sự phát triển của các nút bấm và cần điều khiển analog, giúp tăng cường độ chính xác và trải nghiệm chơi game trở nên mượt mà hơn. Đồng thời, tay cầm không dây cũng bắt đầu xuất hiện, giúp người chơi thoát khỏi "ràng buộc" của dây cáp và tăng cường sự tự do trong mỗi ván game.
2. Sự phát triển của tay cầm
Những năm gần đây, với sự phát triển của thực tế ảo và công nghệ cảm biến chuyển động, tay cầm chơi game không chỉ đáp ứng nhu cầu điều khiển mà còn trở thành một công cụ tương tác, giúp người chơi hòa mình vào thế giới ảo một cách trực quan và sinh động hơn bao giờ hết.
Sự phát triển tay cầm chơi game
II. Tay cầm chơi game có dây và không dây đâu là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho game thủ?
Tay cầm chơi game có dây và không dây được xem là sự chọn tối ưu và tốt nhất dành cho game thủ ngày nay, vậy bạn đã biết ưu và nhược điểm của từng dòng sản phẩm tay cầm để từ đó giúp bạn có cái nhìn về dòng sản phẩm tay cầm chơi game có dây và không dây, thông qua bảng so sánh sau:
Tiêu chí | Tay cầm có dây | Tay cầm không dây |
Ưu điểm | Độ trễ thấp truyền tín hiệu nhanh hơn. Không cần pin hoặc sạc chỉ cần cấm vào và sử dụng. Độ chính xác và ổn định dễ dàng kết nối và không lo bị mất tín hiệu. | Tự do di chuyển, không bị giới hạn bởi dây di chuyển thoải mái. Thiết kế thường gọn nhẹ và hiện đại phổ biến với các bộ console gaming hiện đại. Kết nối được nhiều thiết bị khác nhau thông qua kết nối bluetooth. |
Nhược điểm | Hạn chế khoảng cách và di chuyển. | Cần sạc pin thường thì phải sạc hằng ngày |
Loại game | Game đòi hỏi độ chính xác cao. | Game giải trí hoặc đòi hỏi sự di chuyển nhiều. |
Môi trường chơi game | Phòng nhỏ, không cần di chuyển nhiều. | Phòng khách rộng lớn, hoặc nơi có nhiều không gian di chuyển. |
Ngân sách | Thích hợp cho ngân sách eo hẹp. | Phù hợp với ngân sách cao để nhận được những tiện ích mà tay cầm mang lại. |
Tay cầm có dây và không dây đâu là sự lựa chọn tốt
III. Nên cân nhắc trong việc lựa chọn
1. Mục đích sử dụng
Đối với những game thủ chuyên nghiệp, việc đảm bảo độ chính xác và độ trễ thấp là yếu tố cực kỳ vô cùng quan trọng. Tay cầm có dây thường mang lại độ ổn định hơn và ít bị gián đoạn so với tay cầm không dây. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ chơi game để giải trí, sự tiện lợi và thoải mái của tay cầm không dây có thể là lựa chọn hợp lý.
Mục đích sử dụng tay cầm
2. Loại game thường chơi
Các trò chơi như bắn súng hay đua xe thường đòi hỏi sự nhanh nhẹn và chính xác. Trong trường hợp này, tay cầm có dây có thể là lựa chọn tốt nhờ độ trễ thấp. Còn đối với những trò chơi giải trí như các game mô phỏng, tay cầm không dây sẽ mang lại sự thoải mái và tự do hơn.
Loại game thường chơi
3. Môi trường chơi game
Nếu bạn chơi game trong một phòng nhỏ, tay cầm có dây có thể không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, trong một không gian rộng lớn như phòng khách, tay cầm không dây sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng, không bị giới hạn bởi chiều dài của dây.
Môi trường chơi game
4. Ngân sách
Mặc dù giá của tay cầm không dây thường cao hơn, nhưng bạn cũng đang trả tiền cho công nghệ và sự tiện lợi. Hãy xác định xem bạn sẵn lòng bỏ ra bao nhiêu và cân nhắc giữa giá cả và tính năng để đưa ra quyết định phù hợp.
IV. Top dòng sản phẩm tay cầm có dây và không dây
1. Tay cầm có dây
1.1. Tay cầm Gamepad MARVO GT 007 USB
• Thương hiệu: Marvo.
• Kết nối: Có dây, chuẩn USB.
• Tương thích: Laptop.
• Giá: 186.000đ.
Là dòng sản phẩm tay cầm giá rẻ rất phù hợp với các bạn sinh viên có ngân sách hạn chế.
Được thiết kế Ergonomic
Tay cầm MARVO GT 007 được thiết kế với form dáng đẹp mắt, cầm nắm thoải mái, giúp người chơi không bị mệt mỏi ngay cả sau nhiều giờ chơi game liên tục.
Kết nối USB ổn định
Với cổng kết nối USB, tay cầm này đảm bảo truyền tải dữ liệu nhanh chóng, giảm thiểu độ trễ, mang đến trải nghiệm game liên tục và mượt mà.
Tương thích rộng rãi
MARVO GT 007 hỗ trợ kết nối với nhiều nền tảng, từ máy tính cá nhân, laptop tới các hệ thống game console thông dụng.
Gamepad MARVO GT 007 USB
1.2. Tay cầm Gamepad Logitech F310
• Thương hiệu: Logitech.
• Kết nối: Có dây.
• Tương thích: Laptop, TV.
• Giá: 550.000đ.
Tay cầm được thiết kế tiện dụng
Logitech F310 sở hữu thiết kế truyền thống nhưng cực kỳ tiện lợi, với cấu trúc cầm nắm dễ dàng, giúp người chơi thoải mái dù sử dụng trong thời gian dài.
Kết nối linh hoạt
Sản phẩm hỗ trợ cổng USB giúp kết nối một cách dễ dàng và ổn định.
Phím D-PAD riêng
Các phím D-pad tiêu chuẩn nằm trên một điểm trục có thể khiến điều khiển không chính xác. Bàn di chuyển D-pad F310 lướt qua bốn phím riêng tạo ra cảm giác nhạy và trực quan hơn.
Tương thích cao
F310 có khả năng tương thích với nhiều nền tảng game và hệ điều hành, từ PC tới các console game phổ biến.
Tay cầm Gamepad Logitech F310
2. Tay cầm không dây
2.1. Tay Cầm Chơi Game - E-Dra EGP7601
• Thương hiệu: E-Dra.
• Kết nối: Không dây.
• Tương thích: PC, Android TV, Điện thoại Android.
• Giá: 590.000đ.
Thiết kế
EGP7601 là chiếc tay cầm mới được ra mắt đến từ E-Dra, chiếc tay cầm này có kết nối không dây với mức giá khá hợp lí, dễ dàng tiếp cận được với người dùng chơi game PC có mức chi phí thấp.
Dễ thấy EGP7601 có thiết kế về phần bố cục nút dựa theo dòng tay cầm Xbox nổi tiếng, layout này khá thông mình và cũng khá quen thuộc với đại đa số người dùng. Cùng với đó là các nút chức năng quen thuộc như Turbo và Clear.
Phần vỏ bề ngoài, EGP7601 được làm với chất liệu nhựa nhám, giúp người dùng cầm chắc chắn hơn, tránh tình trạng bị trơn tay.
Kết nối dễ dàng
Khác với phiên bản đầu tiên, EGP7601 chỉ sử dụng kết nối Wireless 2.4Ghz, vì thế mức giá có phần rẻ hơn đôi chút. Kết nối Wireless này khá ổn định và ít bị trễ, với người dùng Android nếu muốn kết nối với điện thoại thì sẽ cần một chiếc Usb OTG.
Chất lượng nút bấm
Phần Analog của chiếc tay cầm khá mượt và nhạy. Phần nút bấm D-pad và các nút A,B,X,Y có độ nảy khá tốt, nếu so với dòng tay Xbox thì EGP7601 vẫn sẽ cứng hơn một chút, về tổng thể thì vẫn mang lại trải nghiệm khá tốt so với giá tiền.
E-Dra EGP7601
2.2. Tay cầm chơi game MSI Force GC30 V2
• Thương hiệu: MSI.
• Kết nối: USB 2.0 / Wireless 2.4GHz.
• Tương thích: Windows 10/8.1/8/7, Android 4.1 trở lên.
• Giá: 1.199.000đ.
Điều khiển mượt mà vô cùng mượt mà
Tay cầm chơi game MSI Force GC30 V2 được trang bị cần analog mới, cải tiến so với phiên bản tiền nhiệm, đem lại chuyển động mượt mà và chính xác cao nhất cho người dùng. Điều này chắc chắn sẽ mang lại lợi thế cho bạn trong những tựa game FPS đòi hỏi nhiều về sự di chuyển như khả năng sử dụng chuột gaming trên PC.
Tăng tốc với phím trigger
Nếu yêu thích những tựa game đua xe thì MSI Force GC30 V2 sẽ không bạn thất vọng với phím trigger. Cụm phím trigger trên chiếc tay cầm mang đến sự chính xác đạt 256-level, đảm bảo những thao tác luôn được phản hồi đúng nhịp, đưa tốc độ lên cao nhất có thể.
Siêu bền với 2 triệu lần nhấn
Được thiết kế và chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, tay cầm chơi game MSI Force GC30 V2 sở hữu tuổi thọ lên đến 2 triệu lần nhấn, đảm bảo cho bạn thoải mái sử dụng theo thời gian dài.
D-Pad dễ dàng thay thế
Nút D-Pad trên tay cầm chơi game MSI Force GC30 V2 lắp đặt bằng từ tính, thuận tiện cho việc tháo ra và lắp vào. Với 2 nút D-Pad, bạn có thể thoải mái sử dụng theo ý thích sử dụng của bản thân.
MSI Force GC30 V2
V. Địa chỉ bán hàng uy tín
Ngoài các dòng sản phẩm tay cầm chơi game Tmins đã giới thiệu cho các bạn, thì còn rất nhiều các dòng sản phẩm tay cầm được Tmins phân phối chính hãng, các bạn có thể đến địa chỉ cửa hàng tại:
• 369/6 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh
• Hotline: 097 345 75 27
• Hotline Bảo Hành: 0908657626
• Hotline Phản Ánh Dịch Vụ: 0935868913
Để chọn cho mình sản phẩm tay cầm phù hợp và tốt nhất dành cho mình nhé!
Tmins địa chỉ bán hàng uy tín
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên Tmins giúp bạn giải đáp được “Tay cầm chơi game không dây hay có dây: Lựa chọn nào tốt hơn?” để từ đó giúp bạn hiểu hơn về tay cầm chơi game để chọn cho mình 1 sản phẩm tốt nhất.
Dù bạn chọn tay cầm nào đi chăng nữa, thì điều quan trọng nhất là phải phù hợp với nhu cầu và phong cách chơi game của mình. Đôi khi, có thể bạn cần cả hai loại tay cầm để đáp ứng mọi nhu cầu. Hãy trải nghiệm và tìm ra lựa chọn tốt nhất cho mình!
FAQs
1. Tay cầm chơi game không dây có ưu điểm gì so với tay cầm có dây?
Tay cầm không dây mang lại sự tự do và linh hoạt hơn khi chơi game. Bạn không phải lo lắng về dây cắm, có thể ngồi xa máy chơi game hơn và không gặp rắc rối với việc dây bị rối.
2. Tay cầm có dây có lợi ích gì so với tay cầm không dây?
Tay cầm có dây không cần sạc, không bị trễ tín hiệu và thường có độ trễ thấp hơn. Chúng thích hợp cho các trò chơi yêu cầu độ chính xác và phản ứng nhanh.
3. Đối với người chơi game thường xuyên, lựa chọn tay cầm nào là tốt nhất?
Đối với người chơi game thường xuyên, tay cầm không dây có thể là lựa chọn tốt vì sự tiện lợi và linh hoạt. Tuy nhiên, nếu bạn chơi các trò chơi cần độ chính xác cao, tay cầm có dây có thể là lựa chọn tốt hơn.